Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Đức lên tiếng về việc Nga tập trận hạt nhân chiến thuật để 'đáp trả phương Tây'
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Quan hệ Trung-Nhật căng thẳng cao độ
Trung Quốc và Nhật Bản – hai cường quốc hùng mạnh nhất khu vực Châu Á, đang “quần thảo” nhau trên bầu trời, “vật lộn” nhau trên biển và khẩu chiến gay gắt với nhau trên chính trường. Phải chăng, hai nước này đang lôi nhau vào một cuộc chiến tranh tàn khốc?

 



Thủ tướng Abe đang khiến quan hệ Trung-Nhật thêm căng thẳng vì chuyến thăm đến đền thờ chiến tranh ở thủ đô Tokyo.

 

Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản gắn bó mật thiết với nhau, phụ thuộc chặt chẽ với nhau nhưng mối quan hệ của hai cường quốc này đang lao xuống một vòng xoáy nguy hiểm và tình hình này dường như không thể đảo ngược.

 

Hồi tuần trước, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã khiến cho mối quan hệ Trung-Nhật thêm một lần bị khuấy đảo khi ông này bất ngờ có chuyến thăm đầy tranh cãi đến đền thờ chiến tranh Yasukuni – nơi thờ những người đã chết trong chiến tranh của Nhật Bản, trong đó có 14 tội phạm hạng A thời Chiến tranh Thế giới Thứ II. Chuyến thăm của giới lãnh đạo Nhật Bản đến đền thờ chiến tranh Yasukuni luôn là vấn đề cực kỳ nhạy cảm đối với các nước láng giềng Đông Á của Tokyo bởi họ luôn coi đó là biểu tưởng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Các nước như Trung Quốc và Hàn Quốc từng có quá khứ hết sức đau thương dưới thời cai trị của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Vì thế, hai nước này đã có phản ứng rất dữ dội trước động thái mới nhất của Thủ tướng Abe.

 

Không cần phải nói thì dường như chẳng bên nào trong hai nước Trung, Nhật dường như cảm thấy cần thiết phải khôi phục lại mối quan hệ hữu nghị song phương. Mối quan hệ này đã bắt đầu lao dốc không phanh từ sau một sự kiện liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Cả Tokyo và Bắc Kinh đều đòi chủ quyền đối với quần đảo này. Người ta tin rằng, chỉ cần một cử chỉ thiện chí dù chỉ mang tính biểu tượng cũng có thể ngặn chặn sự đi xuống của mối quan hệ Trung-Nhật. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra.

 

Hồi tháng 9 năm 2012, Thủ tướng Nhật Bản khi đó là ông Yoshihiko Noda đã ra lệnh mua lại 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông – một động thái mà Trung Quốc coi là nhằm quốc hữu hóa quần đảo này.

 

Ông Noda được cho là không có ý định khiêu khích Trung Quốc. Ngược lại, hành động của ông này rõ ràng là nhằm mục đích chặn trước hành động chủ nghĩa dân tộc có thể quá khích của ông Shintaro Ishihara – thị trưởng thành phố Tokyo thời đó. Ông Shintaro vào thời điểm đó muốn chính quyền thành phố Tokyo mua lại quần đảo và tiến hành các hoạt động xây dựng ở nơi này để khẳng định chủ quyền của Nhật Bản.

 

Tuy nhiên, chỉ chưa đầy hai ngày sau quyết định của cựu Thủ tướng Noda, Chủ tịch Trung Quốc thời đó – ông Hồ Cẩm Đào đã ngay lập tức “tung” lời cảnh báo trực tiếp nhằm vào ông Noda, yêu cầu ông này không tiến hành quyết định mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bắt đầu từ đó, sóng gió nổi lên liên tiếp. Cả Trung Quốc và Nhật Bản không ngại lao vào chỉ trích, lên án nhau. Chưa dừng lại ở đó, tàu thuyền, máy bay của hai nước thường xuyên có những cuộc đối đầu, rượt đuổi nhau đầy nguy hiểm ở khu vực tranh chấp, khiến tình hình ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư luôn ở tình thế báo động.

 

Trung Quốc liên tiếp đưa tàu thuyền đến lượn lờ, khiêu khích Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản ở vùng lãnh thổ quanh quần đảo tranh chấp. Trong một bước leo thang hơn nữa, Trung Quốc bắt đầu đưa cả máy bay, thậm chí là chiến đấu cơ vào vùng trời ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản đáp trả bằng cách ra lệnh cho một loạt máy bay chiến đấu hiện đại của mình đi đánh chặn. Tất cả những diễn biến diễn ra ở mức độ ngày một thường xuyên này luôn khiến thế giới lo ngại về viễn cảnh bất kỳ một hành động, một vụ việc vô tình, không cố ý nào cũng có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột.

 

Tiếp đó, hồi tháng 11, Bắc Kinh còn khiến căng thẳng trong quan hệ Trung-Nhật leo lên một nấc thang mới khi đột ngột tuyên bố thành lập Vùng Nhận diện Phòng không biển Hoa Đông, trong đó bao gồm cả vùng trời ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Với bước đi này, Trung Quốc đòi hỏi các máy bay nước ngoài phải thông báo trước cho họ và thực hiện một loạt các quy định khi bay qua vùng không phận này. Vùng phòng không của Trung Quốc vấp phải sự phản đối quyết liệt của Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc.

 

Khi tình hình căng thẳng chưa kịp dịu đi thì Thủ tướng Abe lại bất ngờ "khuấy" lên một vấn đề nhạy cảm khác trong quan hệ Trung-Nhật. Bằng chuyến thăm đến đền thờ chiến tranh mới đây, Thủ tướng Abe đã "đốt nóng" thêm mối quan hệ Trung-Nhật. 

 

Những hành động mạnh mẽ, cứng rắn của cả hai nước đều bị chi phối bởi chủ nghĩa dân tộc. Giới phân tích tin rằng, dù lãnh đạo của Trung Quốc và Nhật Bản thật tâm không muốn đẩy quan hệ song phương vào tình thế nghiêm trọng nhưng họ dường như không có đường rút. Một sự thoái lui, thỏa hiệp ở bất kỳ bên nào được cho là đều phải gánh chịu làn sóng chỉ trích, phản đối dữ dội từ các thành phần chủ nghĩa dân tộc cứng rắn ở trong nước.

 

Trong cái “đà” như vậy, bất kỳ hành động không được tính toán kỹ lưỡng nào cũng có thể khiến quan hệ Trung-Nhật thêm căng thẳng, thêm nóng bỏng. Sự kiện Thủ tướng Abe đến thăm đền thờ chiến tranh đang khiến quan hệ giữa nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới bị dồn về sát bờ vực chiến tranh. Trong khi giới lãnh đạo Trung Quốc mới chỉ dừng lại ở những phát biểu chỉ trích, lên án gay gắt thì báo chí nước này đang sùng sục đòi hành động trả đũa. Thậm chí, họ còn kêu gọi trả đũa “quá tay”.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mỹ và Đức lên tiếng về việc Nga tập trận hạt nhân chiến thuật để 'đáp trả phương Tây' (07-05-2024)
    Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động (07-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc phản đối một hội nghị hòa bình Ukraine đơn phương (07-05-2024)
    Chuyện gì xảy ra sau khi nhiệm kỳ tổng thống của ông Zelensky kết thúc vào ngày 20/5? (07-05-2024)
    Ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga (07-05-2024)
    Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại: Nga bất ngờ 'gọi tên' Mỹ, nhắc tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (07-05-2024)
    Nóng: Ông Putin ra lệnh tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật (06-05-2024)
    Những điểm nhấn chính trong cuộc gặp ba bên EU, Pháp, Trung Quốc (06-05-2024)
    Giao tranh tiếp tục leo thang giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại Liban (06-05-2024)
    2 ông lớn NATO căng thẳng trong bối cảnh xung đột Ukraine (06-05-2024)
    Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (04-05-2024)
    Tổng thống Ukraine Zelensky nói xung đột với Nga đang bước vào giai đoạn mới (04-05-2024)
    Anh lên tiếng về việc điều binh sĩ NATO tới Ukraine (04-05-2024)
    Ukraine tăng cường đánh phá Nga bằng khí cầu để làm cạn kiệt tên lửa (04-05-2024)
    Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng (03-05-2024)
    Phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine, Nga phản ứng mạnh (03-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu (03-05-2024)
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Kỷ nguyên Thái Bình Dương chuyển động (30-12-2013)
    Tàu ngầm hiện đại nhất thế giới vào Biển Đông (28-12-2013)
    Xung đột vũ trang Trung-Mỹ liệu có xảy ra? (28-12-2013)
    Tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông và Biển Đông: Một năm nổi sóng! (28-12-2013)
    Hàn Quốc hủy hàng loạt cuộc gặp quốc phòng với Nhật (28-12-2013)
    Tổng thống Mỹ Obama: Một năm uy tín “bầm dập” và 2014 đầy thách thức (28-12-2013)
    Người Trung Quốc 'hiến kế' trả đũa thẳng tay Nhật Bản (28-12-2013)
    Bao giờ mới hết nghe lén? (28-12-2013)
    “Xử” Jang Song-thaek “là cần thiết” cho Kim Jong-un (28-12-2013)
    Chuyến thăm đền Yasukuni của ông Abe đẩy Nhật vào thế khó (28-12-2013)
    Vén màn bí mật chuyện Châu Âu giúp Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự (28-12-2013)
    Bạo động dữ dội tại Thái Lan, 1 người chết và 97 người bị thương (27-12-2013)
    Thủ tướng Nhật muốn quay trở lại chủ nghĩa quân phiệt? (27-12-2013)
    Tập Cận Bình: Mao Trạch Đông không phải thần thánh (27-12-2013)
    Trung Quốc nghĩ gì về thanh trừng ở Triều Tiên (27-12-2013)
    Người Myanmar cư xử thế nào với TQ? (26-12-2013)
    Thành công và thất bại ngoại giao Nga trong năm 2013 (26-12-2013)
    Một năm "thượng đài" của Thủ tướng Shinzo Abe (26-12-2013)
    Chiến lược an ninh mới của Nhật Bản: Logic của sự tích tụ (25-12-2013)
    Putin: Năm 2015 sẽ có Liên minh hậu Xô Viết (25-12-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152924195.